Kem chống nắng là một phần không thể thiếu khi các tín đồ yêu thích làm đẹp chăm sóc cho da. Tuy nhiên vấn đề hiện nay, có nhiều người gặp phải là khi dùng kem chống nắng bị mụn mà không biết nguyên nhân do đâu và cách khắc phục nó như thế nào để tốt nhất.
Vậy thì cùng Silcot khám phá qua bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
- Da mụn có nên dùng kem chống nắng?
- Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kem chống nắng với làn da
- Nguyên nhân dùng kem chống nắng bị mụn
- Sử dụng kem chống nắng không phù hợp tình trạng da
- Dùng kem chống nắng toàn thân cho da mặt
- Không tẩy trang và làm sạch da cuối ngày
- Dùng kem chống nắng hết hạn sử dụng
- Thành phần trong kem chống nắng gây mụn ẩn
- Thoa lớp kem chống nắng quá dày sẽ khiến da bị nổi mụn
- Không bôi kem dưỡng da trước khi dùng kem chống nắng
- Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao
- Khi dùng kem chống nắng bị mụn, bạn có nên ngừng sử dụng?
- Cách bôi kem chống nắng không bị mụn
- Dùng kem chống nắng bị mụn thì có nên tiếp tục sử dụng chúng không?
- 6 bước giúp bạn chọn kem chống nắng an toàn cho da
- Kết luận
Da mụn có nên dùng kem chống nắng?
Theo Silcot thì da mụn có thể chia thành 2 trường hợp đó mụn viêm và mụn không viêm.
Đối với mụn viêm gồm mụn mủ, mụn bọc, mụn u nang.
- Đối với loại da đang trong tình trạng này thì các bác sĩ da liễu khuyên không nên sử dụng kem chống nắng.
- Thành phần zinc oxide, titanium dioxide chúng không thể tan trong nước hay trong dầu mà tạo ra một màng lọc bảo vệ da khỏi tia UV khiến các đầu lỗ chân lông bị bít tắc.
- Các cặn bã nhờn không thể thoát nên làm cho mụn có tình trạng nặng hơn.
Đối với mụn không viêm gồm mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn ẩn.
- Thì đối với tình trạng da này các bạn nên sử dụng kem chống nắng nhé.
- Bảo vệ da bạn khỏi sắc tố Melanin tránh được tình trạng sạm da, thâm mụn
- Đây là tình trạng da không dễ bị kích ứng khi gặp thành phần Silicon nên có thể dễ dàng sử dụng kem chống nắng hơn so với mụn viêm.
- Ngoài ra còn bảo vệ bạn chống lại các tia UVA-UVB.
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kem chống nắng với làn da
Ngăn ngừa tác hại của tia UV
Trong kem chống nắng thì luôn luôn có các thành phần như : Tinosorb S và M, Mexoryl SX,Titanium dioxide, Kẽm oxit,… chúng tạo ra một lớp màng như hàng rào chắn trên da để bảo vệ da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời một cách tốt nhất.
Ngăn ngừa da lão hóa sớm
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì hơn 80% những người sử dụng kem chống nắng đỡ lão hóa da hơn so với những người không sử dụng.
Giảm khả năng ung thư da
Công dụng kem chống nắng còn có khả năng cấp ẩm và tái tạo da nên có thể giúp da bạn cung cấp các dưỡng chất bên trong da giảm tối đa khả năng ung thư da.
Ngăn cản da cháy nắng
Theo như nghiên cứu thì da của bạn có thể bị cháy nắng ngay từ 5 phút đầu tiên khi đi ra ngoài đường.
Giảm bớt vết ửng đỏ trên mặt
Bởi vì có lớp màng bảo vệ da nên khi bạn đi ra đường sẽ không bị các tia UV tác động lên các vết thương trên da của bạn. Mà ngược lại nó còn có thể cung cấp các dưỡng chất để tái tạo da giúp giảm các vết ửng đỏ hay thâm mụn trên bề mặt da của bạn.
Nguyên nhân dùng kem chống nắng bị mụn
Sử dụng kem chống nắng không phù hợp tình trạng da
Trong kem chống nắng sẽ có một vài thành phần dành riêng phù hợp với một số loại da nhất định, vì vậy nếu bạn không tìm hiểu kỹ thì khi bôi trên da rất dễ gây ra tình trạng kích ứng.
Dùng kem chống nắng toàn thân cho da mặt
Trong kem chống nắng toàn thân có thành phần comedogenic và chứa dầu rất dễ gây kích ứng cho da mặt bị ửng đỏ và gây ra tình trạng mụn ẩn.
Không tẩy trang và làm sạch da cuối ngày
Hoạt động suốt ngày khiến những lớp cặn bụi và dầu nhờn bám trên da. Việc bạn tẩy trang không làm sạch da nên rất dễ lâu dần sẽ xuất hiện tình trạng các vết mẩn đỏ.
Xem thêm: Dùng Kem Chống Nắng Có Cần Tẩy Trang Không? Kiến Thức Bạn Nên Biết
Dùng kem chống nắng hết hạn sử dụng
Khi sử dụng kem chống nắng hết hạn đương nhiên kèm theo đó các thành phần bên trong kem chống nắng có thể sẽ bị biến đổi, vì thế sẽ làm mất đi công dụng chính vốn có của nó và da của bạn sẽ không còn được bảo vệ an toàn trước các tia UV của ánh nắng mặt trời.
Thành phần trong kem chống nắng gây mụn ẩn
Thành phần silicon:
Khiến các đầu lỗ chân lông bị bít tắc các cặn bã nhờn không thể thoát nên làm cho mụn có tình trạng nặng hơn.
Thành phần chống thấm nước:
Trong bảng thành phần kem chống nắng có axit para-aminobenzoic (PABA) và methoxycinnamate có thể gây ra mụn và nổi mụn nếu bạn có làn da nhạy cảm và dễ bị mụn.
Cồn, hương liệu và tinh dầu tự nhiên:
Những thành phần trong kem chống nắng như cồn, hương liệu, tinh dầu tự nhiên thì các bạn thuộc da nhạy cảm sẽ bị kích ứng với thành phần đó nên có thể bị nổi mụn.
Thoa lớp kem chống nắng quá dày sẽ khiến da bị nổi mụn
Việc bôi kem nhiều lớp chồng lên nhau làm cho da của bạn không thể thích nghi và thẩm thấu kịp gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông và các cặn bã nhờn không thể thoát nên làm da bạn có tình trạng nổi mụn khi bôi kem chống nắng.
Không bôi kem dưỡng da trước khi dùng kem chống nắng
Việc bôi kem dưỡng có thành phần nước hoặc dầu mà kem chống nắng của bạn lại có thành phần dầu hoặc nước ngược lại thì không thể hoà tan với nhau được.
Nên khi bạn bôi kem chống nắng lên chúng sẽ không hoà tan mà sẽ tạo ra một lớp màng rồi theo thời gian sẽ tự bong tróc và rớt ra.
Tham khảo: Bôi Kem Chống Nắng Trước Hay Sau Kem Dưỡng Ẩm. Hướng Dẫn Chi Tiết
Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF quá cao
Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ số SPF càng cao thì công dụng chống nắng trên da càng tốt nhưng bạn không biết rằng chỉ số SPF càng cao thì sẽ tạo áp lực lên trên da và dễ dàng lên mụn hơn.
Khi dùng kem chống nắng bị mụn, bạn có nên ngừng sử dụng?
Khi dùng kem chống nắng bị mụn thì theo Silcot nếu tình trạng mụn bạn không quá nghiêm trọng như mụn viêm thì nên sử dụng tiếp nhé.
Bởi các thành phần bên trong kem chống nắng có thể giúp bạn bảo vệ làn da trước tác động của tia UV và các chất bụi bẩn,thâm mụn, các vết mụn đỡ tổn thương hơn.
Cách bôi kem chống nắng không bị mụn
Cách phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học để bảo vệ làn da
Đối với kem chống nắng vật lý:
- Về thành phần: luôn luôn có Kẽm Oxit (ZnO) và Titanium Dioxide (TiO2).
- Cách thức hoạt động:
- Khi thoa kem lên trên da thì sẽ tạo ra một lớp màng hay còn gọi là lớp lá chắn bảo vệ da.
- Khi có tia UV độc hại chiếu lên da bạn thì màng chắn đó sẽ có công dụng phản chiếu lại các tia UV đó đẩy ra bên ngoài và không cho phép xâm nhập vào da bạn.
Đối với kem chống nắng hóa học:
- Về thành phần: Không có Kẽm Oxit (ZnO) và Titanium Dioxide (TiO2).
- Cách thức hoạt động: Thì ngược lại với kem chống nắng vật lý.
- Khi có tia UV chiếu vào thì kem chống nắng hóa học sẽ cho phép xuyên qua lớp da của bạn.
- Rồi lúc này kem chống nắng hóa học sẽ tạo ra một phản ứng hóa học làm trung hòa các tử ngoại và tia UVA – UVB cho làn da.
- Sau đó chuyển thành nhiệt và bốc hơi ra khỏi làn da của bạn.
Bôi kem chống nắng bao nhiêu là đủ? Khi nào nên dặm lại?
Theo các chuyên da thì liều lượng bôi kem chống nắng vừa đủ để apply lên trên da.
- Đối với da mặt thì bạn có thể lấy kem chống nắng bằng 1 đồng xu nhỏ.
- Còn đối với làn da body của mình thì bạn có thể lấy từ 2 – 4 đồng xu.
Bạn nên dặm lại kem chống nắng từ 3 tiếng đến 5 tiếng một lần.
Chọn kem chống nắng phù hợp với làn da
Da Khô
- Nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30.
- Tốt nhất bạn nên chọn SPF 50+.
- Chọn kem chống nắng có chỉ số chống oxy hóa.
- Ưu tiên các sản phẩm mà bảng thành phần không chứa cồn.
- Nên chọn những loại kem chống nắng có thành phần cấp ẩm cao như: Ceramides, Hyaluronic, Shea Butter,….
Da Nhạy Cảm
- Sử dụng kem chống nắng hóa học.SPF mức 15 – 50/ PA từ + đến ++.
- Nên chọn những sản phẩm kem chống nắng bên trong có thành phần là kẽm để giúp bạn chống lại các tia UV tốt nhất có thể.
- Ưu tiên các sản phẩm mà bảng thành phần không chứa cồn, không chứa paraben.
- Chọn những sản phẩm có kết cấu lỏng, nhẹ, dễ thấm.
Da Thường
- Chỉ số SPF từ 30 đến 50 là tốt nhất, chỉ số các cao thì độ chống nắng càng tốt.
- Chỉ số PA++++.
- Không nên chọn những sản phẩm có các thành phần dễ đổ dầu.
- Chọn các thành phần có Vitamin E, dưỡng ẩm.
Da Hỗn Hợp
- Ưu tiên các sản phẩm mà bảng thành phần không chứa cồn, không chứa paraben.
- Không nên lựa chọn các loại kem chống nắng quá đặc, nên chọn kem chống nắng dạng sữa là tốt nhất.
- Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên.
Dưỡng ẩm trước khi chống nắng
Nếu như bạn thuộc tip da khô thì nên cấp ẩm đầy đủ cho làm da.
Hoặc những bạn đang sử dụng kem chống nắng quá dày dễ vón cục thì có thể dưỡng ẩm cho da để hạn chế tình trạng rát da và loang lổ mất thẩm mỹ trên da nhé.
Làm sạch mặt trước và sau khi sử dụng
Làm sạch da trước khi bôi kem chống nắng giúp bạn loại sạch các bụi bẩn và bã nhờn, thẩm thấu nhanh hơn và phát huy tối đa công dụng của nó.
Ngoài ra, sau một ngày dài để lại những vi khuẩn, dầu bám trên da thì việc tẩy trang và rửa mặt sạch là một điều không thể thiếu.
Không sử dụng kem chống nắng của năm ngoái
Việc sử dụng kem chống nắng suốt một năm hay một thời gian dài thì có thể khi bạn đang sử dụng những con vi khuẩn có thể lẻn vào bên trong.Những thành phần có khả năng bay hơi hết nên sẽ bị thay đổi về công dụng.
Đừng quên thấm dầu thừa
Đối với các bạn da dầu hay bị đổ dầu khi bôi kem chống nắng thì nên thấm dầu, đặc biệt ở vùng chữ T của khuôn mặt để kem chống nắng có thể phát huy công dụng tốt hơn.
Dùng kem chống nắng bị mụn thì có nên tiếp tục sử dụng chúng không?
Dùng kem chống nắng bị mụn có phải do bị dị ứng không?
Việc nổi mụn do dùng kem chống nắng có thể đến từ : rửa mặt tẩy trang không sạch sẽ, dùng kem chống nắng hết hạn,… Đương nhiên trong đó cũng có nguyên nhân là do dị ứng.
Vậy làm sao biết khi nào mình bị dị ứng với kem chống nắng? Dấu hiệu để nhận biết là khi da bạn có tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa, châm chích và bị sưng lên.
Có nên thoa sản phẩm đặc trị mụn trước khi thoa kem chống nắng?
Nên thoa một lớp nhỏ đặc trị mụn trước khi thoa kem chống nắng vì nó có thể tạo thêm một lớp màn bảo vệ cũng như tái tạo những vết mụn của bạn bên sau lớp kem chống nắng đó một cách tốt hơn.
6 bước giúp bạn chọn kem chống nắng an toàn cho da
1. Đọc nhãn trước khi chọn kem chống nắng
Cho bạn biết thêm nhiều thông tin như nguồn gốc xuất xứ, bảng thành phần cũng như chỉ số chống nắng đó là bao nhiêu.
2. Tìm hiểu ưu, nhược điểm của kem chống nắng vật lý và hóa học
Đối với kem chống nắng vật lý:
- Ưu điểm:
- Thoa xong có thể ra nắng được liền mà không cần phải đợi.
- Hạn chế gây kích ứng cho da vì chỉ tạo lớp màng trên bề mặt chứ không vào sâu trong da.
- Độ bám trên da lâu khi tiếp xúc với tia UV trong thời gian dài.
- Nhược điểm
- Phải dùng một lượng kem chống nắng nhiều mới có công dụng tốt nhất.
- Chất kem khi bôi trên da khó tán, thấm vào da lâu
- Có thể gây bết dính, nhờ rít khi bô
Đối với kem chống nắng hóa học:
Ưu điểm:
- Chất kem mỏng nhẹ, mịn thấm nhanh vào da.
- Chất kem dễ tán khi bôi lên trên da.
- Có thêm nhiều thành phần dưỡng da khác.
- Có khả năng chống nước.
Nhược điểm:
- Đối với kem này bạn phải thật lưu ý là bôi trước 15 phút – 30 phút trước khi ra đường.
- Độ bền ở trên da kém hơn so với kem chống nắng vật lý.
- Có thể gây kích ứng cho da vì cách thức hoạt động bên trong da.
3. Biết sự khác biệt giữa Oxybenzone và Avobenzone
Oxybenzone: là thành phần có công dụng tự sản sinh gốc tự do nên dễ làm gây kích ứng và gây mụn mẩn đỏ cho da của bạn.
Avobenzone: là thành phần có công dụng ngược lại Oxybenzone, không gây kích ứng cho da và bảo vệ da khỏi tia UVA, giảm tình trạng lão hóa sớm và ung thư da.
4. Kiểm tra khả năng chống nước
Việc kem chống nắng có công dụng chống nước thì không những bảo vệ da của các bạn chống lại tia UV ở trên bờ mà còn cả ở dưới nước. Rất thích hợp cho những bạn hay hoạt động ngoài trời và đi bơi.
5. Khả năng bảo vệ phổ rộng của kem chống nắng
Nên ưu tiên các loại kem chống nắng có khả năng bảo vệ da bạn phổ rộng.
Chống lại các tia UVA giảm khả năng chảy xệ, lão hóa da, ung thư da, tia UVB giảm khả năng sạm da, cháy da, nám, tàn nhang và da dày sừng.
6. Đừng quên bổ sung vitamin D
Vitamin D là thành phần cung cấp các dưỡng chất cho da giúp da được tái tạo và phục hồi.
Kết luận
Trên đây là tất tần tật các bật mí chuyên sâu về việc dùng kem chống nắng bị mụn mà Silcot nghĩ bạn nên biết. Hy vọng rằng,với những chia sẻ trên của Silcot sẽ giúp các bạn có thể biết được nguyên nhân và cách khắc phục khi bôi kem chống nắng mà bị nổi mụn nhé. Chúc các bạn có một làn da thật tươi tắn và trắng sáng.